52CB1 ICOFFSHORE of NUCE


Join the forum, it's quick and easy

52CB1 ICOFFSHORE of NUCE
52CB1 ICOFFSHORE of NUCE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» Tài liệu làm đồ án thi công 2 của 52cb2
by quangtienxdctb Wed Aug 03, 2016 10:11 am

» SACS 5.3
by akaratensi Thu Oct 16, 2014 11:21 pm

» phút giành cho tình yêu...
by leetien Wed Jul 30, 2014 4:52 pm

» ABCD lâu lắm ko thấy a e!
by leetien Wed Jul 30, 2014 4:42 pm

» MOSES - Naval
by quangthu Thu Jun 19, 2014 6:59 pm

» Hướng dẫn convert từ SACS sang MOSES.
by quangthu Thu Jun 19, 2014 6:34 pm

» đây là tiêu chuẩn AISC thầy Chỉnh cho này, ai cần thì down nha.
by quangthu Thu Jun 19, 2014 6:17 pm

» HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SACS 5.2 (P.2)
by hieulv318 Fri Apr 25, 2014 10:34 am

» Tài liệu Bể chứa (không phải đường ống)
by kiesama Wed Feb 19, 2014 8:33 am

» ai có hướng dẫn sử dụng phần mềm SACS post lên dùm với. thanks
by dungtra2618 Mon Jul 22, 2013 4:44 pm

» Dành cho người yêu xe (car passion)
by Le Duc Hanh Fri Jul 05, 2013 7:30 am

» Mỗi ngày vào đây một lần, bạn sẽ thấy yêu đời hơn
by Le Duc Hanh Sun Jun 23, 2013 8:10 pm

» Một số trang web tìm việc
by Le Duc Hanh Sun Jun 09, 2013 3:12 pm

» SAP2000 7.42 và hướng dẫn cài
by Admin Wed Apr 17, 2013 9:13 pm

» Một Vết Thương Lòng
by Thuan 38 Thu Mar 21, 2013 11:09 pm

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 66 người, vào ngày Mon Feb 06, 2012 9:37 pm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Statistics
Diễn Đàn hiện có 1341 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: haithinh

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 2116 in 381 subjects

Bảo vệ đồ án cố định 2

Go down

Bảo vệ đồ án cố định 2 Empty Bảo vệ đồ án cố định 2

Bài gửi by Thuan 38 Fri May 27, 2011 12:08 pm

thời gian bắt đầu 7h30. tại phòng 403H1
Sau đây là một số câu hỏi mà t sưu tập được!
ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN CTB CĐ2
Câu 1:Chức năng công trình đang làm là gì?

- Công trình được thiết kế trong đồ án là công trình trọng lực bằng bê tông kiểu DKI trong giai đoạn khai thác.

Câu 2: Trong công thức HCĐ = dtt + ŋ.Hmax + Δ0
ŋ ở đây là cái gì?Xác định làm sao?Tại sao lại lấy như thế?

- ŋ là hệ số phụ thuộc vào lý thuyết sóng tính toán.Với lý thuyết sóng Airy lấy bằng 0,5;Với lý thuyết sóng Stokes lấy bằng 0,7.Ở đây ta dùng lý thuyết sóng Stokes (Áp dụng cho vùng nước vừa và sâu) để tính toán cho nên lấy ŋ bằng 0,7.LTS Stokes cho kết quả chính xác hơn bởi có kể đến ảnh hưởng của đáy biển,khiến cho phía trên con sóng nhô cao hơn (0,7H).Việc lựa chọn lý thuyết sóng tính toán ta dựa vào tỷ số D/gT2 và H/gT2,tra đồ thị của Kelegan ta chọn được lý thuyết sóng tính toán phù hợp.

Câu 3:Tại sao lựa chọn phương án dùng Xilo?

Việc chọn phương án Công trình của bọn em nằm ở độ sâu nước tương đối lớn (58,5 +0,7Hs m),do đó áp lực thủy tĩnh lên các kết cấu đế móng là lớn.
kết cấu Xilo có khả năng chịu áp lực tốt hơn các dạng khác.Do đó lựa chọn kết cấu Xilo là sự lựa chọn hợp lí.
Với số liệu tải trọng (sóng,gió,dòng chảy..)đã cho thì kết cấu xilo có tiết diện trụ tròn,sự làm việc theo các phương như nhau,khả năng chịu lực tốt,tính ổn định cao hơn các dạng khác.

Câu 4:Tại sao lại lựa chọn các kích thước như thế?(Trụ 10m,xilo 7m,vách xilo 0.5m,vách trụ 0.7m,vách cứng cách nhau 5m…)

Việc lựa chọn các kích thước KCD như trên chỉ là sự lựa chọn sơ bộ,sẽ có sự điều chỉnh hc sự lựa chọn khác trong quá trình tính toán.
+) Việc lựa chọn sơ bộ kích thước trụ :
Trụ đỡ có tiết diện hình vành khuyên:Đối với tác dụng của môi trường biển thì đây là tiết diện có lợi nhất về khả năng chịu lực, tác dụng của tải trọng lên mọi phía của kết cấu là như nhau. Mặt khác ta còn có thể lợi dụng khoảng rỗng ở bên trong của trụ đỡ để đặt các thiết bị khoan, ống khoan, làm cầu thang lên xuống và phục vụ các hoạt động công nghệ khác.
Trong trụ đỡ có các bản vách cách nhau một khoảng h (5 m), tạo độ cứng và độ ổn định cho vách .Việc lựa chọn khoảng cách các vách chỉ là sơ bộ,có thể chọn lại trong quá trình tính toán.Khoảng cách này phải lớn hơn 1 khoảng cách nào đó để thuận lợi cho quá trình thi công,cũng không được lớn quá,làm giảm độ cứng và ổn định của trụ.Chiều dày của trụ còn dựa trên yêu cầu bố trí thép trong tiết diện.
Kích thước mặt cắt ngang và chiều dày của trụ đỡ có thể thay đổi.
Việc thay đổi tiết diện cũng kéo theo sự phức tạp trong thi công. Mà độ sâu nước tại vị trí đặt công trình là 53 (m) không quá lớn. Do vậy ta chọn tiết diện trụ không thay đổi trên chiều dài.
+) Việc lựa chọn sơ bộ kích thước đế móng(các Xilo) :
Việc chọn kích thước đế móng phụ thuộc phần lớn vào phương pháp thi công và các điều kiện về ổn định về khả năng tự nổi, điều kiện bền và biến dạng của móng.Các kích thước đế móng được lựa chọn sơ bộ trước hết phải thỏa mãn điều kiện tự nổi khi thi công giai đoạn đầu (Đế móng và đốt đầu tiên của trụ),các giai đoạn tiếp theo thi công ở gần bờ,ta có thể dùng phao phụ để tăng khả năng nổi và ổn định cho công trình.
Trọng lượng của công trình càng lớn,trọng tâm của công trình càng thấp thì công trình càng ổn định,để đạt được các mục tiêu trên ng ta thường mở rộng kích thước đế móng của công trình.(Đưa trọng tâm xuống thấp,giảm ứng suất đáy móng,giảm được tải trọng sóng tác dụng lên công trình (vì phần có kích thước lớn nằm ở dưới sâu,còn năng lượng sóng tập trung trên mặt),lợi dụng đc phần rỗng của đế móng vào mục đích khác.
+) Việc lựa chọn sơ bộ kích thước,kết cấu đỡ thượng tầng:
Phụ thuộc vào kích thước và quy mô thượng tầng.Kết cấu này có chức năng đỡ thượng tầng,truyền lực từ thượng tầng xuống KCD,vì thế kích thước phải đủ rộng để đỡ hoàn toàn phần thượng tầng.Kết cấu này có thể bằng thép hoặc bê tông cốt thép,dùng thép thường hoặc thép UST nếu cần thiết.

Câu 5:Các loại tải trọng tác dụng lên công trình cần xác định là những loại gì?

- Các loại tải trọng cần xác định gồm tải trọng thượng tầng,tải trọng bản than KCD,tải trọng đây nổi (cần xác định để tính toán xem KCD có đứng ổn định sau khi thi công xong hay không?),tải trọng gió,tải trọng sóng +dòng chảy.Tải trọng hà bám.
Câu 6:Tải trọng gió được tính theo tiêu chuẩn nào?Tại sao lại tính theo tiêu chuẩn đó?Tính với hướng nào?

- Tải trọng gió trong đồ án đc tính theo tiêu chuẩn API (tiêu chuẩn Mỹ).Trong công thức tính lực gió theo TCVN Q = q0 .k.C.A Trong đó q0 có kể đến ảnh hưởng của địa hình từng vùng,phân vùng gió từng vùng cụ thể tra theo TCVN.Do đồ án không có đưa ra vùng cụ thể,với lại trong phạm vi đồ án,không đòi hỏi tính toán quá cụ thể,tải trọng gió chiếm tỉ lệ nhỏ trong toàn bộ tổng tải trọng tác dụng lên công trình,do đó trong đồ án áp dụng TC API để tính toán (TC DNV tương tự TC DNV,áp dụng cái nào cũng được).Trong TC API có đề cập đến vận tốc gió trung bình đo trong 1h,trong đồ án chỉ có số liệu 3s,1p,2p,do đó phải chuyển đổi vận tốc gió 3s sang 1h để phù hợp với công thức tính.Công thức chuyển đổi đã có trong thuyết minh.
Ta chia tải trọng gió tác dụng lên công trình thành tải trọng tác dụng lên các phần kết cấu riêng.Sau đó đưa các lực này về 1 lực tập trung và một momen tại đỉnh KCD để phục vụ tính toán về sau.
Tải trọng gió được tính với hướng NE (Trùng với hướng sóng lớn nhất lấy để tính toán),bởi tải trọng sóng tác dụng lên CT mang tính chất động và trội tuyệt đối so với các tải trọng khác,do đó tổ hợp của sóng với các tải trọng khác cùng hướng sẽ là trường hợp gây bất lợi nhất cho công trình.

Câu 7:Tải trọng sóng và dòng chảy tại sao phải tính đồng thời?Cách tính tổ hợp sóng+dc?

- Tác động của dòng chảy lên công trình được biểu diễn bởi yếu tố vận tốc. Vận tốc dòng chảy, trong thực tế tính toán được xem là một đại lượng không thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi chỉ có tác động của dòng chảy (không kể sóng) thì tải trọng do dòng chảy gây ra được coi là tải trọng tĩnh. Khi tính đồng thời tác động của sóng và dòng chảy, thì ảnh hưởng của dòng chảy được bổ sung vào thành phần vận tốc của tải trọng sóng. Vì thành phần tải trọng do vận tốc gây ra có chứa bình phương vận tốc, nên sự tham gia của dòng chảy làm tăng đáng kể cho tải trọng sóng.Do đó không thể tính tải trọng sóng và dòng chảy riêng biệt mà phải tính vận tốc phần tử nước gây ra bởi tổ hợp tác dụng đồng thời của 2 tải trọng này.
- Tùy theo tính chất của lực sóng tác dụng mà các phần tử của kết cấu ngoài biển được chia thành vật thể mảnh và vật thể có kích thước lớn. Đối với vật thể mảnh thì lực quán tính và lực cản của sóng là đáng kể, còn đối với vật thể lớn thì ảnh hưởng của nhiễu xạ lại đóng vai trò quyết định.Dựa vào tỉ số D/L mà ta lựa chọn được công thức tính toán tổ hợp tải trọng sóng+dc hợp lý.(Theo Morrison)
 D/L <0,2 : Dùng công thức Morrison đối với vật có kích thước nhỏ
 D/L >0,2 : Dùng lý thuyết sóng nhiễu xạ.
Câu 8:Tại sao tính toán tải trọng Sóng tại sao có 2 phương Vx,Vz;Dòng chảy lại có 2 phương Vx,Vy;Tải trọng lại có Fx,Fy mà không có Fz?

- Ta chọn phương x trùng với phương chuyển động của sóng,phương z hướng xuống dưới,phương y vuông góc với phương x.Sóng chuyển động trong mặt phẳng x0z (coi như sóng chuyển động phẳng),do đó chỉ có Vx và Vz.Dòng chảy coi như là dòng chảy đều và chỉ chuyển động theo phương ngang,do đó chỉ có Vx và Vy.Tải trọng trên là tải trọng của tổ hợp sóng và dòng chảy.Fx =F(Vsx+Vdcx);Fy = F(Vdcy);Fz =0 do trụ thẳng đứng,theo phương z không có vật cản các phần tử nước.

Câu 9:Cách tính toán,mô hình hóa dao động riêng?Tính ddr để làm ji`?Các khối lượng cần thiết cho bài toán ddr là những klg ji`?

Cách tính toán dao động riêng:
- Phương trình động lực học của bài toán dao động riêng tổng quát có dạng :
M.u’’ + C.u’ + K.u = 0
M, C, K: lần lượt là các ma trận khối lượng (Thượng tầng,bản thân,có kể đến khối lượng hà bám, nước kèm), ma trận cản vận tốc và ma trận độ cứng của kết cấu .
u”, u’, u: lần lượt là các véc tơ gia tốc, vận tốc, chuyển vị của kết cấu.
Giải phương trình trên ta tìm được chu kì ,tần số ứng với mỗi một dạng dao động riêng của công trình. Từ đó có thể đánh giá được khả năng làm tăng ứng suất do đặc điểm động của tác động bên ngoài.
Có nhiều phương pháp để giải bài toán động lực học này :
- Phương pháp phân tích “ mode”
- Phương pháp giải theo miền thời gian,
- Phương pháp giải theo miền tần số
- Phương pháp phần tử hữu hạn.
Do độ nhớt của nước biển là rất bé do đó có thể bỏ qua thành phần C.u’ , phương trình dao động riêng có dạng :
M.u” + K.u = 0
Sơ đồ tính dao động riêng:
Khối chân đế được xem như thanh conson được ngàm tại đáy biển. Phần trụ được coi như thanh có độ cứng EJ1 , với J1 là momen quan tính tiết diện trụ , chiều dài đoạn này bằng chiều dài trụ . Phần đế móng cũng được coi như một thanh có độ cứng EJ2 với J2 là momen quán tính tiết diện đế móng , chiều dài đoạn này bằng chiều cao đế móng. Toàn bộ khối lượng khối chân đế , thượng tầng và khối lượng nước kèm được quy về thành 3 khối lượng tập trung. Ta sẽ giải bài toán dao động riêng 3 bậc tự do.


Quy các tải trọng về nút:
 M1 bao gồm: tải trọng phần thượng tầng, tải trọng của dầm đỡ thượng tầng, tải trọng một nửa đoạn trụ từ M1  M2,
 M2 bao gồm; tải trọng của một nửa đoạn trụ từ M1  M2, tải trọng một nửa đoạn trụ từ M2  M¬3, tải trọng nước kèm từ mực nướctính toán đến nửa đoạn M2M3, Tải trọng hà bám từ mực nước do đến một nửa đoạn M2M3.
- M3 bao gồm: tải trọng một nửa đoạn trụ M2M3, tải trọng một nửa đoạn từ M3 xuống ngàm, tải trọng hà bám của một nửa đoạn trụ M2M3, tải trọng hà bám của một nửa phần đế, tải trọng nước kèm của một nửa đoạn trụ M2M3, tải trọng nước kèm của một nửa phần đế công trình



Các dạng dao động riêng
Tìm ma trận M,ma trận K(nghịch đảo ma trận độ mềm D,D được xác định dựa vào mô hình hóa KCD là 1 thanh congxon ngàm tại đất,các lực p=1 lần lượt tác dụng tại các nút,vẽ biểu đồ mô men với từng trường hợp,tìm ra chuyển vị tại các nút bằng cách nhân biểu đồ mô men,từ đây suy ra D)
Sauk hi có M,có K ta đi giải phương trình đặc trưng |(K– ω2*M)|=0 tìm ra các nghiệm ω,=>T.So sánh T với 3s và kết luận.
- Lý do tính ddr :Kết cấu chịu tải trọng cưỡng bức,là tải trọng thay đổi có chu kỳ (tải trọng sóng).Nếu dao động riêng của kết cấu bằng với ddr của sóng,sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng.Khi ddr của kết cấu càng gần với ddr của sóng thì ảnh hưởng của lực động càng lớn.Vì vậy ta cần tính ddr của kết cấu để quyết định xem việc có kể đến hay không ảnh hưởng động của sóng.Chu kỳ ddr của sóng thường Ts> 10s,do đó nếu chu kỳ ddr của kết cấu Tkc > 3s thì ảnh hưởng của các lực động là đáng kể (3s chỉ là con số ng ta đưa ra để so sánh,thông thường với CTB ng ta chọn con số 3s).Nếu T <3s,cho phép tính toán công trình theo bài toán tựa tĩnh,coi như tải trọng tác động vào công trình là tĩnh,các phản ứng sẽ được điều chỉnh bằng hệ số Kđ.
- Các khối lượng cần thiết :Khối lượng thượng tầng,klg bản thân KCĐ,klg hà bám ,klg nước kèm (khi kết cấu dao động,sẽ có 1 lượng nước bám vào kết cấu chuyển động theo,gây tăng lực quán tính,do đó phải kể thêm phần klg này vào khi xét đến dao động của công trình)

Câu 10 :Bài toán tựa tĩnh và bài toán động khác nhau cơ bản ở điểm nào?

- Hai bài toán này khác nhau cơ bản ở điểm có kể đến hay không thành phần lực quán tính.Thành phần lực quán tính càng nguy hiểm khi kết cấu có chu kỳ ddr gần với chu kỳ của tải trọng tác động,khi đó ta phải khảo sát bài toán động của kết cấu.Bài toán tựa tĩnh KU =F (không kể đến thành phần quán tính,cụ thể ở đây là khối lượng kết cấu,bỏ qua lực cản của nước biển,các lực tác dụng vào kết cấu cũng là các lực tĩnh F,các kết quả sẽ được điều chỉnh bằng hệ số động).Còn bài toán động,phương trình dao động chính là phương trình động lực học tổng quát MU’’+CU’+KU =F(t),để giải bài toán này ta có thể dùng các phương pháp Phân tích Mode,tích phân trong miền tần số,tích phân theo bước thời gian…

Câu 11:Có những cách mô hình hóa kết cấu nào?Tại sao lại chọn cách mô hình hóa đó?

- Theo em biết có 2 cách mô hình hóa kết cấu:
Sơ đồ tính 1.
Coi trụ đỡ là một thanh conson ngàm tại mặt đế móng.
Trụ đỡ có chiều dài là 72 m (DT = 10 m, δT = 0.7 m) được ngàm tại vị trí mặt trên của khối đế. Chịu các loại tải trọng tác dụng sau: tải trọng gió, tải trọng sóng và dòng chảy, trọng lượng bản thân, trọng lượng thượng tầng và thiết bị, lực đẩy nổi, tải trọng do hà bám.
Sơ đồ tính này thích hợp xác định nội lực tính toán bố trí cốt thép ứng suất trước và cốt thép thường cho tiết diện trụ đỡ. Do đó em lựa chọn sơ đồ mô hình hóa thứ 2,mô hình hóa theo phương pháp phần tử hữu hạn.
Sơ đồ tính 2.
Theo phương pháp PTHH.
Các cấu kiện được mô tả như sau: Trụ đỡ được mô tả là các phần tử Shell, các vách cứng là các phần tử Shell, phần khối đế bao gồm các phần tử Shell (bản đáy, bản thành, bản nắp), các phần tử Frame (dầm nối xilo)
Các loại tải trọng tác dụng lên kết cấu bao gồm: tải trọng gió, tải trọng sóng - dòng chảy, trọng lượng bản thân, trọng lượng thượng tầng và trang thiết bị, lực đẩy nổi, tải trọng do hà bám, áp lực do vật liệu dằn gây ra.
Nội lực tính theo phương pháp này được sử dụng để tính toán cho các phần tử Shell, Frame của khối đế.
Kết cấu chân đế công trình biển trọng lực bê tông được rời rạc hóa theo phương pháp phần tử hữu hạn với các loại phần tử :
- Trụ đỡ , vách cứng và các bộ phận của đế móng ( thành đế, bản nắp, bản đáy , thành xilo,hệ thống chân khay..) được mô tả là phần tử vỏ
- Khối chân đế liên kết mềm với nền đất tại đáy móng, móng không tuyệt đối cứng. Mô tả liên kết móng với nền bằng các liên kết lò xo.
- Dùng các liên kết lò xo để mô tả liên kết mềm giữa móng với nền.
Câu 12:Cách mô hình hóa liên kết nền đất với KCD?Đơn vị hệ số nền k là gì?Ý nghĩa của hệ số nền?Tại sao lại tính với sơ đồ lien kết mềm?

Độ cứng của các liên kết lò xo có thể xác định theo nhiều phương pháp như theo độ lún đơn vị của đế móng, theo hệ số nền …Với nhiều trường hợp thì độ lún rất kho dự báo,do đó ở đây ta sử dụng phương pháp xác định độ cứng phân bố của lò xo theo hệ số nền( mô hình nền bán không gian đàn hồi ).b
- Hệ số nền được xác định theo công thức :
(T/m3 )
Trong đó :
+ k : Hệ số nền
+ E0 : Mô đun biến dạng của nền
+ 0 : Hệ số Poisson
+ B : Bề rộng móng
- Độ cứng 1 liên kết lò xo được tính như sau :
ki = k . Ai (T/m)
Ai là diện tích thay thế cho lò xo thứ i.
Với giả thiết móng lún đều, độ cứng của các lò xo phân bố được tính theo diện tích thay thế của lò xo. Cách xác định diện tích thay thế của lò xo như hình :

Sơ đồ tổng thể móng Diện tích thay thế của 1 lò xo

Như vậy, các lò xo tại các nút nằm trong 1 đường tròn sẽ có diện tích thay thế như nhau
Hệ số nền k có đơn vị là T/m3.Với phương pháp hệ số nền,với giả thiết coi như móng lún đều,coi như độ cứng của lò xo phân bố đều trên diện tích đáy móng,được đặc trưng bởi đại lượng hê số nền k,do đó có thể hiểu hệ số nền k là độ cứng của lò xo liên kết trên một đơn vị diện tích.Độ cứng của lò xo liên kết thứ i sẽ bằng hệ số nền nhân với diện tích xung quanh phân tố đó.
Ở đây ra tính với sơ đồ liên kết mềm do độ cứng của nền đất là có hạn,do đó nếu tính theo sơ đồ móng cứng tuyệt đối sẽ có sai số rất lớn,do đó chọn sơ đồ liên kết mềm để mô hình hóa là hợp lí.

Câu 13:Cách mô hình hóa các loại kết cấu, tải trọng khác?

*) Mô hình hóa kết cấu đỡ thượng tầng:Coi tải trọng thượng tầng tác dụng lực phân bố đều lên kết cấu đỡ,tải trọng tác dụng được đưa về 1 lực phân bố đều q trên toàn tiết diện,2 lực tập trung p1 tại 2 đầu công xôn,2 lực tập trung p2 tại gối truyền lực xuống trụ đỡ.(mô hình lien kết giữa kết cấu đỡ thượng tầng với trụ đỡ là 2 gối tựa.Biểu đồ mô men sẽ là max tại 2 gối (mô men âm và tại giữa bụng (mô men dương).Biểu đồ lực cắt max sẽ tại 2 gối tựa.
*) Mô hình hóa tải trọng thượng tầng:
Coi dầm đỡ thượng tầng như một conson được ngàm vào trụ .
Một cách gần đúng có thể coi tải trọng thượng tầng phân bố đều lên mặt tiếp xúc giữa kết cấu thượng tầng và mặt trên của trụ đỡ..
Tải trọng nút tính theo công thức:
gi=
Trong đó: G là tải trọng thượng tầng.
gi¬ là tải trọng thượng tầng chia về nút thứ i của lưới phần tử hữu hạn tại mặt tiếp xúc giữa trụ đỡ với kết cấu thượng tầng.
n là tổng số nút trên biên của trụ đỡ tại mặt tiếp xúc giữa trụ đỡ với kết cấu đỡ thượng tầng.
Như vậy tải trọng thượng tầng được mô hình hóa thành các lực tập trung hướng từ trên xuống dưới phân bố quanh tiết diện trụ.

*) Mô hình hóa tải trọng gió: Trong phần tính toán tải trọng gió,ta đã đề cập đến việc quy đổi tải trọng gió tác dụng lên thượng tầng và kết cấu đỡ thành 1 lực tập trung và 1 mô men tại tiết diện liên kết giữa kết cấu đỡ thượng tầng và trụ đỡ.Lực tập trung này được đưa về nút của lưới phần tử hữu hạn,chia đều tải trọng gió về nút theo chu vi.Tải trọng gió tác dụng lên phần không ngập nước của trụ đỡ làm tương tự,đưa về các nút cách nhau 1 m(theo mô hình).Xem thêm hình vẽ:



*) Mô hình hóa tải trọng sóng:
Đối với các trụ có kích thước nhỏ,tải trọng sóng tác dụng lên trụ đỡ xác định theo công thức Morrisson là lực tập trung đặt tại trục thanh.Một cách gần đúng có thể coi lực ngang do sóng tác động lên trụ đỡ đc phân bố đều trên chu vi trụ đỡ.Khi đó lực ngang tại nút thứ I đc xác định như sau:
qi = Q/n

Trong đó:
- Q :Tải trọng ngang tại cao trình thứ I đc xác định theo công thức Morrisson
- qi :Tải trọng ngang chia về nút thứ I của lưới phần tử hữu hạn trên biên của trụ đỡ tại cao trình thứ i.
- n :Tổng số nút trên thành biên của trụ đỡ tại cao trình thứ i.



*) Mô hình hóa áp lực thủy tĩnh:
Áp lực thủy tĩnh đc đưa về nút của lưới phần tử hữu hạn dưới dạng các lực tập trung với trị số tương ứng với áp lực trên diện tích được lực tập trung thay thế.Áp lực thủy tĩnh có chiều từ bên ngoài hướng vào tâm tiết diện.chia các lực này thành 2 thành phần theo phương x và phương y để nhập vào sap.


Câu 14:Nội lực xuất ra từ Sap là những nội lực gì?Tại sao lại lấy những nội lực đó?Vẽ biểu đồ mô men tại nắp Xi lô,đáy Xi Lô.Trong các tiết diện xuất nội lực,mô men tại điểm nào trên tiết diện là lớn nhất?

- Nội lực xuất ra:
Với các tiết diện vành khuyên làm việc theo phương đứng(Trụ đỡ,thành xilo),ta chỉ quan tâm đến giá trị S22,đây là giá trị ứng suất kéo chính trong tiết diện,giá trị này dương tương ứng với tiết diện chịu kéo.Giá trị này đã được tính sẵn từ các giá trị mô men,lực dọc trong tiết diện,do đó không cần lấy các giá trị khác nữa.
Với các tiết diện dạng shell (nắp xilo,đáy xilo,vách cứng,đáy trụ),giá trị ta cần quan tâm đến các giá trị mô men M11,M22 (mô men xuay quanh trục 1 và mô men quay xung quanh trục 2),các giá trị lực cắt V23,V13 (Giá trị lực cắt nằm trong mặt phẳng 23 và 13). Các kết cấu này làm việc theo dạng bản kê bốn cạnh,do đó cần xác định các giá trị mô men,lực cắt để phục vụ cho việc tính toán theo bản kê bốn cạnh.
Với các tiết diện dạng thanh (dầm nối xi lo),giá trị ta cần quan tâm đến là lực cắt V2,V3 (lực cắt theo phương trục 2 và trục 3) và mô men M2,M3 (mô men quay xung quanh trục 2 và trục 3.Với kết cấu này,tính như thanh 2 đầu ngàm,do đó chỉ cần lấy các giá trị lực cắt và mô men.
Lưu ý:Trục 123 ở đây là trục tọa độ địa phương của từng phần tử.Trục tọa độ này trong sap đã được mặc định.


Với các đối tượng phân tủ shell,trục tọa độ địa phương 123 đc quy ước:
Trục 1 // mp XOY, mp (2,3) lu«n // Z. +2 h­íng theo +Z. NÕu +3 //+Z th× +2//+Y. Trôc 3: Lu«n vu«ng gãc víi mÆt trªn cña Shell. H­íng vÒ phÝa ng­êi sö dông (H­íng ra mµn h×nh).
Với các đối tượng phân tủ frame,trục tọa độ địa phương 123 đc quy ước:

- Trôc 1: n»m theo trôc cña phÇn tö, h­íng tõ end I (Start) End J (End)
- Trôc 2: n»m trong mp uèn chÝnh cña tiÕt diÖn (chiÒu cao tiÕt diÖn)
- Trôc 3 t¹o víi trôc 1,2 theo qui t¾c bµn tay ph¶i (X¸c ®Þnhthetrôc1, 2)
- Biểu đồ Mô men kết cấu nắp xi lo và đáy xi lô:
(tham khảo kết cấu bản kê 4 cạnh)

Câu 15:Phần kiểm tra ổn định lật,ổn định trượt,số liệu đầu vào là những số liệu gì?Lấy tải trọng ở thời điểm,trường hợp nào?

- Số liệu đầu vào bao gồm trọng lượng bản thân KCD,trọng lượng thượng tầng,lực đẩy nổi (không lấy trọng lượng hà bám vì lấy trường hợp bất lời nhất),tải trọng sóng,gió,dòng chảy.
- Để xét đén trường hợp bất lợi nhất ta phải tính toán với trường hợp lực ngang max,và lực thẳng đứng min.Điều này không thể khẳng định ngay được bởi lực ngang và lực thẳng đứng phụ thuộc bởi các lực sóng,gió,dòng chảy,lực đẩy nổi.Các lực này lại biến đổi qua lại với nhau.Do đó phải xét đến nhiều trường hợp khác nhau.
- Ở đây ta có thể xét 3 trường hợp cơ bản :bụng sóng,đỉnh sóng,và lực sóng max.

Câu 16:Phần kiểm tra ổn định lật,ổn định trượt,các số liệu đầu vào khác nhau ở điểm gì?

- Trong ổn định trượt số liệu đầu vào cần biết tính chất vật lí các lớp đất dưới đáy móng để phục vụ tính toán.
- Khác nhau về lực đẩy nổi.Trong phần kiểm tra ổn định lật,lực đẩy nổi đóng vai trò trực tiếp là lực gây lật công trình,còn trong phân kiểm tra ổn định trượt ngang,lực đẩy nổi đóng vai trò là tác nhân làm giảm cường độ chống trượt của móng.

Câu 17:Móng hiệu dụng của móng tròn tại sao lại quy về móng HCN?Cơ sơ nào?

- Khi tính toán áp lực nền theo API,ng ta đã giả thiết móng chịu nén đúng tâm trên S hiệu dụng tức là chỉ quan tâm đến đại lượng diện tích và sức chịu tải của nền đất,hình dạng của nó thế nào k quan trọng,thông thường tính 2 nửa hình tròn ghép lại đó khó tính toán,thế nên ng ta đã chuyển thành HCN dựa vào các kiến thức toán họcđã biết để dễ dàng hơn trong tính toán.

Câu 18: Tại sao tính lún lai tính diện tích của cả móng mà trong tính áp lực nền lại tính diện tích móng hiệu dụng ?

- Khi tính toán áp lực nền,người ta quan tâm đến khả năng chịu lực của đất nền.Thực tế của công trình là bị lún lệch tâm,do đó phản lực của đất nền tại các điểm khác nhau dưới móng là khác nhau.Do đó theo API người ta đưa ra khái niệm S hiệu dụng,coi như móng chịu nén đúng tâm trong phần S này.Còn khi tính lún,giá trị người ta cần tìm là độ lún của lớp đất dưới nền.Do tải trọng lệch tâm,cho nên độ lún tại 1 lớp đất cùng 1 độ sâu dưới móng là khác nhau.Độ lún cần tìm là độ lún trung bình của móng,do đó cần xét đến phần diện tích cả móng để tính toán.

Câu 19:Tại sao liên kết giữa đất nền và đáy công trình lại dùng liên kết lò xo?Khi tính dao động riêng lại dùng liên kết ngàm cứng?


- Liên kết giữa đất nền và đáy công trình phụ thuộc vào sự làm việc của đất và ảnh hưởng của kết cấu lên nền đất.Với công trình biển trọng lực,sự ổn định của công trình dựa trên chính trọng lượng của bản thân nó.Kết cấu chỉ liên kết với đất bằng chân khay,có các hệ dầm đâm vào trong đất.
Khi đất chịu tải trọng,nền đất sẽ bị lún,và sẽ xuất hiện phản lực của đất lên đáy móng.Nếu thay thế sự tương tác giữa đất và kết cấu bằng các liên kết khác,đều thiếu chính xác,mà hiệu quả nhất là thay thế bằng các liên kết lò xo.Lò xo chịu nén sẽ bị co lại và xuất hiện phản lực tác dụng lên vật nén.
- Khi tính tao động riêng,người ta chú ý đến ảnh hưởng của kết cấu khi dao động cưỡng bức,chứ không hề quan tâm đến yếu tố khác,do đó để đơn giản người ta mô hình hóa sự làm việc giữa công trình với đất là 1 thanh công xôn ngàm tại điểm tiếp xúc.










Thuan 38

Tổng số bài gửi : 114
Join date : 08/09/2009
Age : 35
Đến từ : Huong Son -Ha Tinh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết